Xe đẩy hàng là một thiết bị tiện ích, được sử dụng phổ biến trong các hoạt động của cuộc sống. Khi lựa chọn xe đẩy hàng, người ta thường quan tâm đến chất liệu bánh xe đẩy. Cấu tạo và chất liệu của bánh xe sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tải trọng và độ ồn khi sử dụng xe. Tuỳ từng điều kiện hoạt động mà chọn bánh xe đẩy nào cho phù hợp để tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất. Ở bài viết này chú trọng so sánh các chất liệu bánh xe đẩy hay sử dụng nhất hiện nay: PU, Cao su, Nylon.
Về chất liệu bánh xe đẩy hàng
Căn cứ vào phần tiếp xúc với mặt đường hay còn gọi là phần lốp để phân định bánh xe đẩy đó thuộc chất liệu gì. Các loại dùng phổ biến như cao su ( cao su tổng hợp, cao su nhiệt TPR, cao su tự nhiên) , PU và Nylon. Mỗi chất liệu có đặc tính riêng phù hợp với từng mặt sàn, nơi làm việc khác nhau.
Ưu nhược điểm của từng chất liệu bánh xe đẩy hàng
1. Về bánh xe đẩy cao su
Tải trọng thông thường của loại này khoảng 10-350kg. Tuổi thọ trung bình khoảng 1-3 năm trong điều kiện làm việc lý tưởng. Bánh xe đẩy cao su có độ đàn hồi rất tốt, khả năng chịu mài mòn cao. Vì thế, dùng bánh xe này giúp giảm sóc, giảm chấn và giảm tiếng ồn khi di chuyển.
Về khả năng chịu nhiệt thì kém chịu xăng, dầu mỡ và hoá chất. Bánh xe cao su này dùng trong môi trường này rất nhanh bị ăn mòn, vỡ, nứt bánh làm giảm tuổi thọ của bánh xe.
2. Về bánh xe đẩy PU
Về tải trọng của bánh xe PU thường khoảng từ 10-1500kg. Tuổi thọ trung bình của PU có thể lên đến 5 năm trong điều kiện làm việc lý tưởng. Bánh xe đẩy PU có độ đàn hồi nhỏ nên cũng có khả năng giảm sóc và giảm ồn khá.
Bánh xe PU có khả năng làm việc trong môi trường đặc biệt như xăng, dầu mỡ, một số loại hóa chất.
Chất liệu này giúp bánh xe chịu mài mòn cao. Khi lăn trên sàn thì bánh xe không để lại dấu vết. Về khả năng chịu nhiệt của Pu thì hơi kém, đặc biệt trong môi trường nóng quá hoặc lạnh quá sẽ giảm tuổi thọ của bánh xe này.
3. Về bánh xe đẩy Nylon
Tải trọng của bánh xe này có thể lên tới 3000kg. Thông thường tuổi thọ của bánh xe đẩy Nylon lên tới từ 2-10 năm. Bánh xe Nylon có độ ồn cao nên không phù hợp sử dụng ở nơi bắt buộc yên tĩnh. Dòng xe đẩy hàng bánh xe Nylon sử dụng cho những vật dụng lâu ngày mới di chuyển.
Bánh xe nylon được dùng trong công nghiệp nhiều vì có tải trọng lớn, dễ di chuyển, và ít bị lão hoá.
Loại này chịu nhiệt kém hơn nên rất ít khi được sử dụng. Khả năng chịu nước, xăng dầu, dầu mỡ, hóa chất tốt hơn 2 loại chất liệu trên. Nếu sử dụng nhiều trong môi trường này nên dùng nylon và càng là inox là tốt nhất.
Dưới đây là gợi ý So sánh các chất liệu bánh xe đẩy khi chọn mua
Đối với ngành công nghiệp, môi trường làm việc và tần suất làm việc cũng nhiều đa dạng nên khi lựa chọn thì tìm hiểu các tiêu chí ở trên để chọn bánh xe đẩy cho phù hợp.
Đối với ngành y tế,chủ yếu đẩy với trọng lượng nhẹ, cần yên tĩnh. Bề mặt sử dụng khô ráo, mặn nền nhẵn cho nên sử dụng loại bánh cao su chống ồn.
Đối với ngành thực phẩm, thông thường hay sử dụng trên nền dầu mỡ, hoá chất. Xe đẩy hàng thường cần tải trọng trung bình, không quan tâm nhiều đến tiếng ồn nên bánh xe PU là phù hợp hơn cả.