Trang chủ » Thiết Bị Gia Dụng

Giải pháp kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà

  7/7/2022 8:53:10 PM. nghiensuachua.vn

Ô nhiễm không khí trong nhà ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bạn và gia đình. Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ EPA cho rằng nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà có thể cao hơn 2 – 5 lần nồng độ ngoài trời. Vậy đâu là nguyên nhân khiến không khí trong nhà bị ô nhiễm? Làm cách nào để kiểm soát tình trạng trên? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Ô nhiễm không khí trong nhà ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Sau một ngày làm việc vất vả, ai ai cũng muốn về nhà, thoát khỏi cảnh ô nhiễm không khí ngoài đường. Thế nhưng, khi về đến nhà, bạn và người thân liệu có được hưởng không khí trong lành trọn vẹn?

Các mùi hôi, mùi khó chịu trong nhà khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Ô nhiễm không khí trong nhà khiến bạn bị dị ứng, ngứa ngáy. Nặng hơn là ho, khó khở, sổ mũi, hen suyễn…

Ô nhiễm không khí trong nhà khiến trẻ dễ mắc bệnh hô hấp

Thậm chí, khi sống lâu trong không gian ô nhiễm, hệ hô hấp của chúng ta sẽ bị “tổn thương” nặng nề. Khói bụi và các chất ô nhiễm không khí đi vào phổi, tích tụ lâu dần có thể dẫn đến ung thư. Đặc biệt là các chất như bụi mịn PM2.5; hoặc khói thuốc lá; mùi hóa chất,… khi vào cơ thể còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch, tuần hoàn,…

Các nguồn ô nhiễm không khí trong nhà

Khói bụi từ bên ngoài lọt vào nhà

Không gian trong nhà bị ô nhiễm có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, khói bụi từ bên ngoài lọt vào trong nhà là một trong những nguồn ô nhiễm nguy hại nhất. Đặc biệt vào những ngày ô nhiễm không khí ở mức đáng báo động. Nguyên nhân là do khói bụi từ những công trường xây dựng, nhà máy sản xuất, khí thải giao thông,… Có những hạt bụi siêu nhỏ như bụi mịn PM2.5 dễ dàng lọt vào trong nhà, luồn lách qua hệ thống hô hấp, vào trong phổi rồi ảnh hưởng đến sức khỏe bạn và người thân.

Tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng

Xem thêm: Bí quyết bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình khi mùa ô nhiễm không khí tới

Mùi đun nấu sinh hoạt hàng ngày

Ô nhiễm không khí trong nhà do mùi đun nấu sinh hoạt hằng ngày như mùi thức ăn, mùi nấu nướng, mùi khí đốt như gas, than tổ ong,… . Đặc biệt, trong những căn chung cư, phòng bếp và phòng khách thường được thiết kế chung một không gian. Bạn sẽ thường xuyên “cảm nhận” được không khí ô nhiễm ngay cả khi nghỉ ngơi, thư giãn cùng gia đình.

Mùi thú cưng, phấn hoa, nấm mốc

Ô nhiễm không khí trong nhà có thể do các tác nhân có nguồn gốc sinh học như phấn hoa, các loại nấm mốc và các chất gây dị ứng phát ra từ các loại thú cứng, vật nuôi, sâu bọ, gián… Những đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ nhỏ, người bị dị ứng,… rất dễ bị tác động bởi những tác nhân này.

Ô nhiễm không khí trong phòng ngủ

Hoá chất gây hại cho sức khoẻ

Các hóa chất gây hại sức khỏe luôn tiềm ẩn trong không gian nhà bạn như: sơn tường, sơn thiết bị gia dụng; sơn móng tay; hóa chất tẩy rửa; sáp thơm; xịt phòng nhân tạo; thuốc nhuộm tóc;… Đặc biệt là mùi thuốc lá. Khói thuốc bám trên quần áo, hòa trộn với không khí trong nhà, “ám” vào thảm, sofa, rèm cửa… gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Nicotine trong khói thuốc là một chất gây ung thư đặc biệt nghiêm trọng

Đốt vàng mã, hương khói

Việc đốt vàng mã, thắp nhang thường xuyên trong nhà làm cho khói nhang tích tụ trong không gian căn phòng của bạn. Các chất độc hại từ khói nhang xâm nhập vào phổi, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho các thành viên trong gia đình.

Giải pháp kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà

Trồng thêm nhiều cây xanh quanh nhà

Trồng cây xanh

Khi quang hợp, cây xanh hấp thụ khí CO2 và thải ra O2. Quá trình này góp phần thanh lọc không khí, bảo vệ môi trường. Cây xanh quanh nhà là lá chắn khói bụi hạn chế không khí ô nhiễm lọt vào trong nhà. Ngoài ra, trồng cây xanh còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà của bạn.

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Vệ sinh nhà cửa

Vệ sinh nhà cửa thường xuyên là một trong những cách kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà mà ai cũng có thể làm được. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa; lau dọn các bề mặt bàn, ghế,… để loại bỏ các tác nhân gây hại như bụi mịn, khói thuốc,… Và để nấm mốc, vi khuẩn, vi sinh vật không có môi trường phát triển gây hại sức khỏe.

Sử dụng máy lọc không khí

Máy lọc không khí cho gia đình

Để hạn chế khói bụi ô nhiễm từ bên ngoài lọt vào trong nhà, mọi người thường đóng kín tất cả các cửa. Tuy nhiên, khi đóng cửa, không gian trong nhà trở nên bí bách. Các nguồn ô nhiễm khác như mùi đun nấu sinh hoạt, mùi thú cưng, phấn hoa, nấm mốc,… không thể thoát ra ngoài. Vì vậy, máy lọc không khí trở thành thiết bị gia dụng cần thiết giúp ngăn ngừa những nguy hại từ ô nhiễm không khí.

Hệ thống đa màng lọc giúp lọc sạch không khí trong nhà hiệu quả. Trong đó quan trọng nhất là màng lọc Hepa và màng lọc than hoạt tính. Màng lọc than hoạt tính đánh bay hoàn toàn mùi hôi, mùi khó chịu trong căn phòng bạn.

Hệ thống màng lọc của máy lọc không khí

Màng lọc Hepa được làm từ các sợi thủy tinh siêu mỏng, đường kính từ 0.5 đến 2 micromet. Tất cả các loại bụi mịn, và cả bụi siêu mịn, siêu nguy hiểm như PM2.5 cũng khó mà lọt qua được. Vi khuẩn, nấm mốc, chất gây dị ứng hầu hết đều được giữ lại tại màng lọc này.

Ngoài ra, sản phẩm được trang bị thêm các tính năng khác như khóa trẻ em; điều khiển từ xa; tính năng bù ẩm,… Người dùng tiện ích hơn khi sử dụng sản phẩm.

Máy lọc không khí cho gia đình có trẻ nhỏ

Tóm lại, không gian trong nhà có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ô nhiễm ảnh đến sức khỏe con người. Hãy cùng nghiện sửa chữa trang bị kiến thức đầy đủ để loại bỏ những nguy hại này, bảo vệ bạn và gia đình nhé.

Hình ảnh: Giải pháp kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà

Ý kiến về: Giải pháp kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà
Bài Viết Trước Đó:
Bài Viết Tiếp Theo:

Thiết Bị Văn Phòng

Top 3 dòng thang ghế được ưa chuộng nhất trong năm 2021. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểm xem sản phẩm có ưu, nhược điểm gì nhé!
                                Top 3 dòng thang ghế ưa chuộng nhất trong năm 2021

Thiết Bị Gia Dụng

Yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của các anh thợ điện. Làm sao để tăng hiệu suất làm việc cho thợ điện?
                                Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của thợ điện

Thiết Bị Công Nghiệp

Làm sao để tăng tuổi thọ sử dụng thang nhôm rút? Đây là vấn đề được nhiều người dùng và các anh thợ quan tâm đến khi sử dụng sản phẩm.
                                Bật mí cách sử dụng và bảo quản thang nhôm rút đúng chuẩn

Nhà Cửa & Đời Sống

Ai cũng biết rằng thang có chức năng chính là hỗ trợ công việc ở trên cao. Nhưng những lợi ích của thang nhôm ghế bạn chưa biết đến là gì?
                                Những lợi ích của thang nhôm ghế mà bạn “không ngờ tới”

Video Reviews

                                Hướng dẫn sử dụng máy hút ẩm Hàn Quốc AKR-12ECE

Mẹo Vặt

Chất liệu bánh xe đẩy hàng ảnh hưởng trực tiếp tới tải trọng, môi trường sử dụng, độ chống sóc, chống ồn của sản phẩm.
                                Phân biệt các dòng bánh xe đẩy hàng hiện nay