Đồng hồ đo lưu lượng nước thải là một loại sản phẩm chuyên sử dụng để đo lưu lượng nước được thải ra ngoài môi trường. Việc quản lý lượng nước từ các công ty sản xuất xả ra môi trường đang là một vấn đề cấp bách hiện nay. Ngoài việc xây dựng những nhà máy xử lý nước thải tập trung thì lắp đặt hệ thống đường ống dẫn đến cũng đóng một vai trò quan trọng và thiết bị đo lường nước là không thể thiếu.
Đồng hồ nước thải là gì ?
Đồng hồ đo lưu lượng nước được sử dụng để ra dòng chất lưu, đo lượng nước đã sử dụng cho nhà máy, khu công nghiệp, các xí nghiệp, khu nhà ở, trung tâm thương mại,..Trên thị trường hiện nay có nhiều loại đo lưu lượng nước như đồng hồ đo lưu lượng nước sạch, nước thải.
Nguyên lý hoạt động
Khi hoạt động, một từ trường sẽ được tạo ra bên trong đường ống. Chất lỏng đi qua đường ống, từ trường này sẽ ảnh hưởng lên dòng chất lỏng này. Khi chất dẫn điện đi qua từ trường này; điện áp được tạo ra tỷ lệ với vận tốc của lưu chất; mật độ của từ trường và chiều dài của chất dẫn. Chất lỏng chảy qua ống sẽ đóng vai trò là chất dẫn điện. Và tốc độ chảy của dòng chảy này sẽ tỷ lệ thuận với điện áp mà nó tạo ra.
Các điện áp này sẽ được cảm nhận bởi các điện cực nằm trên thành ống. Bộ vi xử lý trong đồng hồ lúc này sẽ xử lý tín hiệu điện áp. Từ đó sẽ tính ra được tốc độ chảy của chất lỏng.
Lưu ý khi lắp đặt đồng hồ nước thải
Xác định kích thước đường ống
Nếu như nước chảy chi có một nửa đường ống (lưu lượng chỉ bằng 1/2 đường ống) thì ta chọn loại đồng hồ có kích thước bằng kích thước đường ống.
Còn nếu như lưu lượng nước chảy là full đường ống thì ta sẽ chọn kích thước đồng hồ nhỏ hơn 1 size so với kích thước đường ống.
Nhiệt độ của nước thải là bao nhiêu?
Cần phải xác định rõ nhiệt độ và áp suất của nước thải mà ta cần đo. Bởi vì ta cũng biết rằng đồng hồ đo lưu lượng có 1 lớp lót ở phía trong đường ống để đo. Và tùy vào vật liệu của lớp lót này mà ta sẽ có khả năng chịu được nhiệt độ khác nhau. Ví dụ:
Đối với lớp lót là dạng cao su, nhiệt độ chịu được tối đa là 70 độ C.
Còn đối với lớp lót là vật liệu PTFE hoặc ETFE, nhiệt độ chịu được tối đa là 150 độ C.
Với vật liệu là Rilsan, khả năng chịu được nhiệt độ của nó chỉ là 70 độ C.
Thông số kĩ thuật đồng hồ nước thải
Một vài những thông số của nó như sau:
- Nguồn cấp: 110…230 Vac
- Đường kính ống: DN4 đến DN600. Có thể đặt hàng kích thước khác nhau.
Vật liệu lớp lót:
- Cao su (bao gồm cao su cứng và cao su mềm).
- PTFE: dành cho đồng hồ có đường kính DN10 đến DN80.
- PVDF: dành cho đồng hồ có đường kính DN4 đến DN20.
- Rilsan: dùng cho đường kính DN25 đến DN600
- ETFE: dành cho đường ống có kích thước DN100 đến DN600.
- Ngoài ra còn có các vật liệu khác như PFA, ceramic (sứ)…. tùy theo môi trường đo
Vật liệu phần điện cực: CrNi Steel, Hastelloy C4, Titanium, Tantalum
Vật liệu bộ phận cảm biến:
Đối với kiểu Flanged ( mặt bích): thép không gỉ và kết cấu thép với lớp phủ polyurthane
Với kiểu Sandwich (kiểu kẹp): thép không gỉ
Áp suất: PN10 (DIN), PN16 (DIN), PN25 (DIN), PN40 (DIN), PN64 (DIN), PN100 (DIN)
Độ dẫn điện của chất lỏng thấp nhất yêu cầu là 20 μS/cm
Sai số: 0,5%
Nhiệt độ môi trường đo: tối đa 55 độ C
Chọn vị trí lắp đặt đồng hồ nước thải
Ta nên lắp ở đầu nguồn nước vào và hướng nước đi lên. Điều này sẽ giúp cho đường ống luôn đầy nước và tránh việc đồng hồ báo đường ống đang trống sẽ dẫn đến việc đo sai.
Ngoài ra, ta có thể thấy phía sau luôn có 1 đường ống thẳng đứng lên hoặc 1 cái co chữ U. Lắp đặt như vậy sẽ giúp đảm bảo đường ống luôn đầy nước.
Ở 2 vị trí lắp đặt sai là do nếu lắp đặt ở đây, sẽ dễ có bọt khí lọt vào gây sai số. Hoặc là ở vị trí đường ống nước đi xuống, chỗ này nước sẽ chảy tự do hoặc không có dòng chảy cũng sẽ gây nên sai số.
Khi lắp đặt ở vị trí đường ống có 1 phần thẳng đứng lên trên khỏi bề mặt; ta cần phải đảm bảo chiều cao đường ống so với đồng hồ phải cao trên 5m (hình thứ 2, bên phải).
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách lắp đặt của đồng hồ đo nước thải và có sự lựa chọn tốt nhất cho mình khi mua sản phẩm. Hãy truy cập nghiensuachua.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích mỗi ngày.