Xe đẩy hàng 4 bánh được ứng dụng rộng rãi trong gia đình và các ngành công nghiệp. Sản phẩm giúp vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức, nâng cao năng suất lao động. Lắp đặt bánh xe cho xe đẩy hàng 4 bánh tương đối đơn giản, có thể thao tác tại nhà. Nếu bạn còn đang loay hoay chưa biết phải làm thế nào thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé.
Xe đẩy hàng 4 bánh thường sử dụng loại bánh xe kiểu càng nào?
Bánh xe càng cố định
Dựa theo kiểu càng, bánh xe đẩy bao gồm các loại: càng cố định, càng xoay, càng vít. Trong đó, hai loại bánh xe càng cố định và càng xoay được lựa chọn nhiều hơn cả. Bánh xe càng cố định có thiết kế đơn giản, có khả năng di chuyển ổn định, tiến lùi cơ bản. Sản phẩm phù hợp với quáng đường thẳng và xa.
Bánh xe càng xoay
Bánh xe xoay chỉ khác bánh xe cố định ở kiểu càng. Sản phẩm có thiết kế trục xoay 360º. Vậy nên không chỉ có khả năng di chuyển tiến lùi cơ bản mà loại bánh xe này còn dễ dàng rẽ trái, rẽ phải, quay đầu. Tên gọi khác của sản phẩm là bánh xe xoay, bánh xe xoay 360º, bánh xe sống, bánh xe quay, bánh xe tự lựa, bánh xe đẩy dẫn hướng,… Sản phẩm có nhiều tiện ích hơn nên mức giá cũng nhỉnh hơn so với loại bánh xe càng cố định.
3 dạng lắp đặt bánh xe cho xe đẩy hàng 4 bánh
Lắp đặt tất cả 4 bánh xe càng cố định
Dạng lắp ráp này đơn giản và có chi phí thấp nhất. 4 bánh xe đẩy cố định có giá thấp hơn loại bánh xe xoay. Đồng thời dễ dàng tìm và chọn lựa sản phẩm. Kiểu lắp ráp tất cả các bánh xe cố định giúp di chuyển ổn định. Vì vậy, kiểu này thường được ứng dụng trong trường hợp cần di chuyển đoạn đường xa. Tuy nhiên, chỉ đi được đường thẳng, không linh hoạt, không dùng được cho đường đi dốc.
Lắp đặt tất cả 4 bánh xe càng xoay
Đây là dạng lắp ráp giúp di chuyển linh hoạt nhất, có khả năng xoay 4 hướng một cách thuận tiện. Kiểu lắp ráp này dễ dàng thực hiện và gần như không có bất kì nhược điểm nào. Chỉ cần chú ý: Khi sử dụng ở địa hình dốc, nên sử dụng loại bánh xe càng xoay có phanh (hay còn gọi là bánh xe càng xoay khóa). Như vậy, sẽ điều chỉnh được tốc độ, đảm bảo an toàn khi di chuyển hơn.
Lắp đặt 2 bánh cố định, 2 bánh xoay
Kiểu lắp ráp này được ứng dụng rộng rãi nhất. Cách lắp ráp kết hợp hai loại bánh xe này cân bằng được sự linh hoạt và sự ổn định. Di chuyển được trên đoạn đường xa đồng thời có thể đổi hướng. Tuy nhiên, cách lắp ráp kết hợp hai loại bánh xe có phần phức tạp hơn.
Có thể lắp 4 bánh xe thành hình chữ nhật hoặc hình thoi xoay. Đối với dạng hình chữ nhật, nên lắp 2 bánh sau cố định, hai bánh trước xoay 360º. Còn hình thoi xoay: Bánh trước và bánh sau xoay; hai bánh hai bên cố định. Lắp kiểu thoi xoay không dùng được trong địa hình dốc.
Tóm lại, 3 kiểu lắp đặt bánh xe đẩy đều có những ưu nhược điểm riêng. Tùy từng nhu cầu sử dụng, địa hình làm việc và khả năng chi trả mà người dùng lựa chọn sao cho phù hợp.
Các bước lắp đặt bánh xe cho xe đẩy hàng 4 bánh
Quy trình lặp đặt bánh xe đẩy hàng tương đối đơn giản, có thể tự thao tác tại nhà với 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Gập tay cầm xe đẩy xuống mặt sàn xe, rồi lật ngửa xe đẩy để phần bánh xe hướng lên trên. Nếu xe đẩy hàng 4 bánh tay cầm không gập được thì chúng ta đặt nghiêng xe đẩy 1 góc 90º, để lộ phần mặt dưới sàn xe nhằm dễ dàng thao tác các bước tiếp theo. Lưu ý, nên lót bên dưới tấm bìa hoặc thảm, vải,… để tránh trầy xước xe đẩy hàng trong lúc sửa chữa.
Bước 2: Đặt bánh xe mới khớp với các lỗ khoan ốc sẵn có, rồi siết chặt, cố định càng bánh xe vào sàn xe.
Bước 3: Kiểm tra, dùng thử. Kiểm tra lại xem ốc vít có lỏng lẻo không? Kéo/đẩy, dùng thử xem xe có di chuyển trơn tru không? Không gặp vấn đề gì thì đưa vào sử dụng bình thường.
Trên đây là hướng dẫn lắp đặt bánh xe cho xe đẩy hàng 4 bánh. Nếu có bất kì thắc mắc hay vấn đề gì, hãy truy cập website nghiensuachua.vn và để lại thông tin ở phần bình luận để được hỗ trợ. Cuối cùng, chúc các bạn thao tác lắp đặt thành công.