Môi chất lạnh trong điều hòa công nghiệp di động đóng vai trò là nhân tố chính giúp các thiết bị có khả năng làm lạnh. Vậy môi chất lạnh có mấy loại? Đặc điểm ra sao? Nên chọn sản phẩm sử dụng loại môi chất nào? Nghiện Sửa chữa sẽ giúp các bạn giải đáp tất cả thắc mắc này!
Môi chất lạnh trong điều hòa công nghiệp di động là gì?
Môi chất lạnh là chất tuần hoàn trong hệ thống lạnh, có nhiệm vụ hấp thu nhiệt của buồng lạnh nhờ bốc hơi ở áp suất thấp và nhiệt độ thấp. Sau đó thải nhiệt ra môi trường ở nhiệt độ cao, áp suất cao. Một cách dễ hiểu, môi chất lạnh là tác nhân giúp các thiết bị điện lạnh như máy mạnh công nghiệp có khả năng thay đổi nhiệt độ.
Trong chu trình hoạt động, môi chất lạnh chuyển hóa từ dạng lỏng sang dạng khí hoặc ngược lại. Đi kèm với đó là sự thay đổi nhiệt độ và áp suất nhằm đáp ứng mục đích sử dụng - gọi là làm lạnh trực tiếp.
Những loại môi chất lạnh trong điều hòa công nghiệp phổ biến
Môi chất lạnh R22
Gas R22 là loại môi chất làm lạnh đầu tiên được sử dụng trên điều hòa. Tuy nhiên, do loại gas này là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nên hiện nay hầu hết các hãng sản xuất máy lạnh đã ngừng sử dụng nó. Thay thế đó là những loại gas khác như R410A, R32. Theo lộ trình phát triển thì loại gas R22 này chỉ được sử dụng cho đến năm 2040.
Ưu điểm
- Dễ bảo trì vì khi muốn bơm thêm gas sẽ không cần phải rút hết lượng gas cũ ra ngoài.
- Không độc hại với cơ thể sống.
Nhược điểm - Gây hại đến tầng ozone dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính.
- Chỉ số nén thấp gây tốn điện.
- Tuy không độc nhưng gas R22 có thể gây ngạt nếu nồng độ trong không khí quá cao.
Môi chất làm lạnh R410A
Gas R410A là loại môi chất lạnh trong điều hòa công nghiệp được sản xuất từ các thành phần hóa học tương tự gas R22 nhưng có độ bay hơi cao. Nhờ đó có thể giảm thiểu hiệu ứng nhà kính giúp bảo vệ môi trường nên được sử dụng ngày càng rộng rãi.
Ưu điểm
- Năng suất làm lạnh cao hơn 1.6 lần so với môi chất làm lạnh R22. Điều này cho biết kích thước máy nén của các dòng máy lạnh dùng gas R410A sẽ nhỏ hơn máy nén của loại dùng gas R22.
- Nếu so với máy lạnh dùng gas R22 thì điều hòa dùng gas R410A cho hơi lạnh sâu hơn, tiết kiệm điện hơn.
- Gas R410A góp phần bảo vệ môi trường vì không gây hại làm thủng tầng ozon.
Nhược điểm - Máy lạnh sử dụng loại gas R410A khó bảo trì và bơm gas do cần phải rút hết lượng gas còn dư trong bình chứa.
- Đồng thời, chi phí nạp gas và bơm gas thường rất cao. Khi bơm gas cần sử dụng nhiều thiết bị chuyên dụng.
- Cần bảo quản ở nơi thoáng khí nếu không có thể gây hiện tượng rò rỉ gas.
Nên chọn máy lạnh công nghiệp gas R410A hay R22?
Về cơ bản, cả 2 loại môi chất lạnh này đều có độ lạnh và chức năng như nhau, và thích hợp với nhiều dòng máy điều hòa. Gas R410A có thành phần hóa học tương tự như gas R22 nhưng độ bay hơi cao hơn. Khi môi trường ẩm thấp sẽ gây thiếu oxy, vì vậy phòng của bạn phải được thoáng khí nếu không sẽ rất nguy hiểm nếu có hiện tượng rò rỉ khí gas.
Theo nghị định Kyoto năm 1997, các nước phát triển phải giảm thiểu hiệu ứng nhà kính nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc sử dụng gas R22 có nguy cơ gây thủng tầng ozon nên gas R410A được phát minh ra nhằm thay thế cho loại gas R22. Gas R410A hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Như vậy, máy lạnh sử dụng gas R410A mặc dù có giá thành cao hơn loại dùng gas R22. Nhưng hiệu suất làm lạnh cao hơn, tiết kiệm điện hơn đồng thời cũng thân thiện với môi trường hơn. Loại gas R22 cũng dần được sử dụng ít đi nên tốt nhất các bạn nên mua những dòng máy lạnh sử dụng môi chất R410A nhé!
Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm lựa chọn máy lạnh công nghiệp nhất định phải biết
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên, chúng tôi đã mang tới cho các bạn thêm nhiều hiểu biết về các loại môi chất lạnh trong điều hòa công nghiệp di động. Đừng quên thường xuyên truy cập nghiensuachua.vn để cập nhật những bài viết hữu ích khác nhé!