Bánh xe đẩy là bộ phận quan trọng của xe đẩy hàng, giúp tối ưu hóa việc vận chuyển nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngày nay bánh xe đẩy hàng được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau. Mỗi loại lại có đặc điểm, tính chất riêng. Vậy đâu mới là chất liệu tốt nhất, phù hợp nhất? Cùng Nghiện Sửa Chữa tìm hiểu nhé!
Bánh xe đẩy Nylon là dòng sản phẩm được làm từ nhựa Nylon đúc nguyên khối. Nhờ đó có độ cứng cao, chịu được va đập mạnh. Đồng thời dòng bánh xe đẩy này cũng có tải trọng lớn nhất trên thị trường, có thể lên đến 2,5 tấn. Tuy nhiên, so với các dòng sản phẩm cùng tải trọng khác thì bánh xe đẩy làm từ Nylon gọn gàng hơn với kích thước không quá lớn.
Chất liệu Nylon khó bị mài mòn nên độ bền cao, hầu như không bị lão hóa. Tuổi thọ có thể lên tới hàng chục năm. Bên cạnh đó, nhựa Nylon có tính ma sát kém nên bánh xe Nylon rất dễ lăn, dễ dàng di chuyển.
Chất liệu cao su có đặc tính mềm với kích thước lớn, giúp bánh xe có thể di chuyển linh hoạt, giảm ma sát trên đoạn đường trơn trượt. Nhờ đó có thể di chuyển an toàn hơn.
Bánh xe đẩy làm bằng chất liệu này sẽ không để lại dấu vết hoặc làm trầy xước nền nhà. Với tính đàn hồi cao, cao su sẽ giúp giảm độ rung, bảo vệ hàng hóa khi di chuyển trên những địa hình gồ ghề.
PU là loại nhựa công nghiệp polymer, có khả năng chịu được tác động của môi trường bên ngoài, chịu mài mòn tốt và có độ bền cao. Ngoài ra, nhựa PU cũng ít bị ảnh hưởng bởi các hóa chất và chịu được tải trọng tốt.
Bánh xe đẩy làm từ chất liệu nhựa PU được đánh giá là có tính thẩm mỹ cao, trọng lượng nhẹ và tiện dụng hơn so với những chất liệu khác. Đồng thời, nó cũng có thể chạy được trên cả nền đất gồ ghề, đường bê tông,...
Chất liệu này có khả năng chịu được nhiệt độ cao lên tới 200–250 độ C. Bên cạnh đó, bánh xe làm từ Phenolic còn có thể chống chịu nước, dầu mỡ và các chất chống ăn mòn nhẹ,… Đặc biệt, tải trọng tối đa của bánh xe Phenolic lên tới 500kg. Chính vì thế chúng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, xưởng sản xuất, kho hàng, bến bãi,…
>>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt các dòng bánh xe đẩy hàng hiện nay
Trước khi mua bánh xe đẩy, bạn nên xác định loại hàng hóa cần vận chuyển: hàng hóa có khối lượng trung bình bao nhiêu? có chứa hóa chất không? … Điều này là để lựa chọn bánh xe có chất liệu, kích thước phù hợp.
Chẳng hạn, nếu hàng hóa nhẹ, không có hóa chất thì có thể chọn những loại bánh xe bằng nhựa PP hoặc cao su giá rẻ. Còn trong trường hợp hàng hóa có trọng lượng nặng hoặc phải chở các loại hóa chất có thể ảnh hưởng tới bánh xe thì nên ưu tiên những sản phẩm được làm từ kim loại, gang, PU,…
Với quãng đường ngắn, bằng phẳng, bạn có thể chọn những bánh xe đẩy hàng đường kính nhỏ, vừa tiết kiệm chi phí mà khả năng hoạt động vẫn tốt, không tốn không gian cất giữ. Trường hợp vận chuyển trên cung đường gồ ghề, bạn nên chọn những bánh xe có đường kính lớn. Bởi chúng có độ bền cao và ổn định hơn, dễ dàng vượt qua hố, ổ gà, vũng bùn nước,…
Điều kiện môi trường hoạt động cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chất liệu bánh xe đẩy hàng. Nếu sử dụng xe đẩy trong nhà, bạn có thể chọn những dòng bánh xe làm từ cao su. Ưu điểm của chúng là di chuyển êm, ít gây tiếng ồn, chống trơn trượt tốt và chi phí cũng khá rẻ.
Đối với các bánh xe đẩy phải hoạt động ngoài trời, bạn nên tránh lựa chọn loại làm từ nhựa PU bởi chúng dễ bị lão hóa dưới tác động của tia tử ngoại trong ánh mặt trời.
Trong các môi trường có hóa chất, nên ưu tiên các loại bánh xe làm từ gang, nhựa PA, nhựa PU vì chúng có thể chịu tốt trong môi trường acid, kiềm, hóa chất,…
Trong điều kiện phải chịu mài mòn, có thể tham khảo các chất liệu như kim loại hoặc nhựa PA,…
Với môi trường phải chịu nhiệt độ cao, tốt nhất nên chọn những dòng bánh xe làm từ nhựa chịu nhiệt, nhựa Phenolic hoặc gang,…
Qua đây có thể thấy bánh xe đẩy hàng được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau. Mỗi chất liệu sẽ có đặc điểm, tính chấ riêng nên khi lựa chọn bạn cần cân nhắc thật kỹ. Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo trên nghiensuachua.vn nhé!