Có 2 loại bánh xe đẩy hàng phổ biến trên thị trường là bánh xe xoay 360 độ và bánh xe cố định. Chúng được ứng dụng rộng rãi trên các dòng xe đẩy, xe nâng tay, giường y tế, bàn, ghế, tủ,.... Vậy bánh cố định và bánh xoay có đặc điểm gì, cấu tạo như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Bánh xe đẩy cố định được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như cao su, PU, Phenolic chịu nhiệt,.... Giá thành thường rẻ hơn nhưng tải trọng lớn hơn bánh xe xoay.
Bánh xe đẩy dạng xoay gồm loại có chốt khóa và không có chốt khóa. Trong đó, những dòng bánh có khóa sẽ giúp cố định xe ở một chỗ, gia tăng độ an toàn khi sử dụng ở địa hình dốc hoặc không bằng phẳng.
Xem thêm: Bánh xe đẩy hàng làm từ chất liệu gì? Loại nào tốt nhất?
Xe có tất cả các bánh cố định có khả năng di chuyển ổn định và phù hợp trong trường hợp cần di chuyển đoạn đường xa. Tuy nhiên khi cần chuyển hướng hoặc xuống dốc sẽ gặp nhiều khó khăn.
Bạn có thể sử dụng 3 bánh tạo thành hình tam giác hoặc 4 bánh theo cấu trúc bình thường. Trong đó, kiểu 3 bánh xoay phù hợp với xe đẩy có mặt sàn kích thước nhỏ. Còn đối với xe đẩy có mặt sàn kích thước lớn hơn thì nên chọn kiểu 4 bánh xoay.
Kiểu lắp ráp với tất cả bánh xoay 360 độ này gần như không có nhược điểm. Chỉ cần lưu ý là khi xuống dốc nên sử dụng bánh có càng xoay phanh để có thể điều chỉnh được tốc độ, đảm bảo an toàn hơn khi di chuyển.
Nếu cần 4 bánh xe thì có kể kết hợp 2 bánh xe xoay 360 độ và 2 bánh xe cố định theo cấu trúc 4 bánh thành hình chữ nhật hoặc hình thoi. Nếu lắp theo hình chữ nhật, 2 bánh xoay có thể ở phía trước hoặc xoay đều được. Khi 2 bánh xoay ở trước, có thể dùng xe dưới dạng đẩy. Khi 2 bánh xoay ở phía sau, có thể dùng xe ở dạng kéo.
Khi lắp dạng hình thoi, 2 bánh xoay sẽ ở phía trước và sau, hai bánh hai bên là loại càng cố định. Lưu ý, lắp kiểu hình thoi xoay không dùng được trong địa hình dốc.
Nếu xe chở hàng dài và nặng, nên lắp 6 bánh với 4 bánh xoay và 2 bánh cố định. Trong đó, 2 bánh cố định nằm giữa giúp chia sẻ tải trọng, tránh cong võng sàn xe. Đồng thời không làm giảm đi sự linh hoạt của 4 bánh xoay.
Tóm lại, việc lựa chọn loại bánh xe đẩy và cách lắp ráp cần phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, môi trường và địa hình làm việc.